Bệnh liên cầu lợn và cách phòng chống
Bệnh liên cầu khuẩn lợn do liên cầu khuẩn lợn (Streptococcus suis) có ít nhất 35 tuýp. Nhiều tuýp sống bình thường trên lợn mà không gây bệnh. Nhưng phổ biến nhất là tuýp 2 gây bệnh cho lợn và có thể lây sang người.
Có thể phân lập vi khuẩn từ nhiều mô khác nhau, từ đường sinh dục của con cái.
Vi khuẩn có thể tồn tại trong phân, bụi bẩn, xác lợn và cả những con ruồi nhặc trong một thời gian dài.
Vi khuẩn còn phân lập được ở bò, dê, cừu, ngựa khi viêm màng não.
Cách lây truyền:
Vi khuẩn khu trú ở amidal và mũi lợn khỏe có thể tới 1 năm. Trong một đàn lợn lây truyền qua đường hô hấp, các chất bài tiết, máu của lợn bệnh, qua tiếp xúc trực tiếp hoặc qua kim tiêm nhiễm trùng. Lợn con có thể lây nhiễm từ lợn mẹ qua đường hô hấp, tiêu hóa, máu.
Bệnh lây từ lợn sang lợn, nhưng cũng có thể lây sang các gia súc khác như bò, dê, mèo, chó, hươu...
Người bị lây bệnh do tiếp xúc trực tiếp với lợn ốm, ăn thịt lợn bị bệnh, ăn tiết canh, cũng có thể bị lây qua các vết xước.
Vi khuẩn có thể tìm thấy trong máu, dịch não tủy của người bệnh.
Chưa phát hiện bệnh lây từ người sáng người.
Biện pháp phòng bệnh:
Đối với người giết mổ lợn phải tuân theo các quy định:
Không giết mổ lợn bị bệnh
Không được sử dụng thịt lợn chết làm thức ăn cho động vật khác và phải xử lý lợn bị bệnh chết triệt để (chôn , đốt)
Mang các dụng cụ bảo vệ cá nhân cần thiết (găng tay, khẩu trang, kính, mũ…).
Khi có vết xước, vết thương không tiếp xúc với lợn hay các sản phẩm của lợn.
Nơi giết mổ phải bảo đảm vệ sinh môi trường sạch sẽ.
Đối với người mua bán thịt lợn:
Không mua, bán lợn bị bệnh.
Không mua bán lợn, thịt lợn không rõ nguồn gốc; chỉ mua lợn, thịt lợn có nguồn gốc,có dấu hiệu kiểm dịch của cơ quan thú y.
Đối với người tiêu dùng:
Không ăn thịt lợn sống, không ăn tiết canh, nội tạng lợn chưa được nấu chín.
Không ăn thịt lợn và sản phẩm từ lợn không rõ nguồn gốc.
Không tiếp xúc với sản phẩm từ lợn còn sống khi tay có vết xây xước, trừ khi mang găng bảo vệ.
Đối với người chế biến thức ăn:
Khu vực chế biến thức ăn sạch sẽ
Bảo quản thịt sống phải tách biệt với nơi bảo quản thịt đã qua chế biến hoặc sản phẩm ăn sẵn để tránh lây nhiễm bệnh.
Dụng cụ chế biến thịt sống, thịt chín phải sử dụng riêng (dao, thớt).
Rửa tay sạch bằng xà phòng sau khi chế biến thịt.
Thức ăn phải được nấu chín kỹ trước khi ăn
Nguyễn Thị Dang, Phòng Thanh tra (t/h)