Bệnh tả - Bệnh truyền qua thực phẩm
Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng chữa bệnh tả
Bệnh tả là một trong ba bệnh thuộc diện kiểm dịch quốc tế (tả, dịch hạch và sốt vàng). Bệnh do một loại vi khuẩn hình dấu phẩy (Cholera.gây ra lây truyền qua đường tiêu hóa.
Khởi bệnh đột ngột, đi ngoài trước, nôn sau: đi ngoài lúc đầu có phân, sau lỏng, toàn nước, màu trắng đục như nước vo gạo hoặc nước canh đậu có những hạt lổn nhổn, mùi tanh. Nôn sau đi ngoài lỏng, lúc đầu là nước và thức ăn, sau giống như nước phân, đi ngoài và nôn dễ dàng, số lượng nhiều, nhanh chóng dẫn đến tình trạng mất nước và rối loạn điện giải.
Thường không đau bụng hoặc đau nhẹ, không mót rặn. Không sốt hoặc sốt nhẹ.
Sau vài giờ đi ngoài và nôn, nhanh chóng dẫn đến sốc do giảm khối lượng máu lưu hành: mặt hốc hác, mắt trũng, má lõm, môi khô, da nhăn nheo, xanh tím, hạ nhiệt độ, tụt huyết áp, mạch nhanh, nhỏ, khó bắt, đái ít rồi vô niệu.
Đây là bệnh dịch điển hình của các bệnh truyền nhiễm lây qua đường tiêu hóa, dịch thường lan rộng nhanh trong vùng theo cùng bếp ăn, nguồn nước...
Bệnh thường xảy ra vào mùa hè sau những thiên tai lớn như bão, lụt...và ở những nơi có trình độ kinh tế, vệ sinh, xã hội thấp kém, không đủ nước sạch, xử lý phân nước rác chưa tốt, ý thức giữ gìn vệ sinh ăn uống lạc hậu.
Phương thức lây truyền: bệnh tả lây lan qua đường ăn uống do các thức ăn hoặc nước uống bị nhiễm trực tiếp hay gián tiếp với phân hay chất nôn của người nhiễm vi khuẩn (bệnh nhân, người mang vi khuẩn).
Người ta đã thấy nhiều vụ dịch xảy ra tản phát do ăn phải hải sản sống hoặc nấu chưa chín
Các vụ dịch lớn xảy ra thường do ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm các thực phẩm có tính tiêu dùng rộng rãi trong dân chúng.
Ngoài ra còn có thể lây bệnh gián tiếp qua ruồi nhặng, chuột (trong đường tiêu hóa và lông cánh, chân vòi của ruồi có thể chưa tới hàng triệu mầm bệnh).
Biện pháp phòng chống:
Bệnh tả là bệnh nguy hiểm, dễ lây lân qua thực phẩm, dễ tử vong và gây bệnh dịch lớn. Để phòng chống có hiệu quả, bảo vệ sức khỏe và tính mạng của mỗi người và của cả cộng đồng, cần thực hiện 6 biện pháp an toàn thực phẩm sau:
1. Thực hiện “ăn chín, uống sôi”
2. Tất cả các đồ ăn, thức uống đều phải đun sôi trước khi ăn uống
3. Rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi ăn uống. Nước sử dụng để sinh hoạt, chế biến thực phẩm phải được khử trùng.
4. Dụng cụ, bát đũa trước khi ăn cần rửa sạch và nhúng nước sôi
5. Bảo quản tốt thực phẩm đã chế biến, chống ruồi, dán, chuột, mưa gió, bụi bặm.
6. Xử lý phân, chất thải đảm bảo yêu cầu vệ sinh, không dùng phân tươi để bón, tưới rau.
Thực hiện 7 không:
Không ăn tiết canh
Không ăn rau sống
Không ăn mắm tôm, mắm tép sống
Không ăn gỏi cá, hải sản sống
Không ăn nem chạo, nem chua
Không uống nước lã, nước đá không đảm bảo vệ sinh