Cách chọn tôm tươi ngon
Người tiêu dùng nên mua tôm tươi, đang bơi, nhảy tanh tách là tôm sẽ không bị bơm tạp chất.Với tôm sú, không chọn tôm đã chuyển sang màu hồng vì đó là tôm đã ươn. Với tôm he, ngoài đặc điểm còn sống, bạn nên chọn con nào vỏ có màu hồng trắng, mắt xanh đen. Riêng với tôm sắt, không chọn con có màu hồng đậm vì khi đó tôm đã cũ, không còn tươi ngon.
Về mặt cảm quan, khi mua bạn nên chọn những con tôm có vỏ sáng bóng, tươi tắn. Thịt trong gắn chặt vào vỏ, màu vỏ tươi, không bị ngả vàng hay màu hơi tái nhợt. Tôm biển chất lượng cao thường có màu xanh trắng, phần đầu và thân liên kết chặt chẽ.
Nếu đối với tôm đông lạnh hoặc đã hấp, nên bắt tôm lên, cầm phần đầu và phần đuôi tôm để kéo thẳng tôm ra. Nếu các khớp nối giữa các đốt tôm khít thì là tôm mới, còn nếu các khớp này rộng ra tức là tôm đã bị để đông lạnh quá lâu.Tôm tươi, có vỏ sáng bóng
Cách bảo quản tôm tươi
Nhiều gia đình do bận rộn nên có thói quen tích trữ thực phẩm, nhiều người bảo quản tôm trong tủ lạnh nhưng khi lấy ra chế biến, tôm thường bị đen đầu. Do đó, chú ý khi tôm còn tươi, nên loại bỏ đầu tôm sau khi mua về sơ chế sạch, để ráo nước. Đầu tôm và mắt tôm thường chứa nhiều loại vi khuẩn có thể ảnh hưởng tới chất lượng món ăn và sức khỏe. Để bảo quản tôm tươi nguyên con, tôm chế biến trong thời gian ngắn và nõn tôm tươi, bạn nên bỏ tôm trong các ngăn đá trong tủ lạnh hoặc bỏ chúng trong tủ đông để tôm đảm bảo được nhiệt độ thấp.
Khi đông đá, thịt tôm sẽ không bị các loại vi khuẩn tấn công gây biến chất, tuy nhiên không nên bảo quản quá lâu ( tốt nhất là dưới 30 ngày) vì để lâu sẽ làm mất đi giá trị dinh dưỡng.
Tổng hợp